Hân Hoan Chào Đón Quí Vị Quan Khách, các Niên Trưởng cùng tất cả các Chiến Hữu đến với Cuốn Bút Ký Chiến trường: "Trên Vòm Trời Lửa Đạn"

Friday, March 30, 2012

Đặng Chí Bình: Đọc "Trên Vòm Trời Lửa Đạn"

Đặng Chí Bình, tác giả cuốn Thiên hồi ký "Thép Đen", là một điệp viên của VNCH, đã bị bắt vì xâm nhập tình báo miền Bắc năm 1963. Ông đã trãi qua gần 20 năm ngục tù tại Hỏa Lò, Hà Nội. Được thả về năm 1983 và nhiều năm sau đó ông đã đến được bến bờ tự do. Hiện ông đang đinh cư tại Hoa Kỳ. 


***

      Kính thưa những người đọc,

      Hầu hết chúng ta đọc mà đọc nhiều sách báo ngoại quốc, cũng như của đất nước Việt Nam chúng ta kính yêu. Có những tác phẩm lâu bền với thời gian, ngược lại có những tác phẩm sôi nổi lúc ban đầu,..rồi dần dần đi vào quên lãng theo năm tháng…Vì sao như thế?
     Hàng chục yếu tố phải đề cập, nhưng một yếu tố không thể thiếu, là lòng chân thành và tôn trọng sự thật của tác giả. Muốn viết sự thật, phải là người có bản lĩnh, gắn hữu cơ với lòng tự trọng và sự tôn trọng người khác. Ðừng bao giờ nghĩ: “ Mình không viết sự thật mà người khác không thể biết”. Thưa qúy vị, dù là một điệp viên, tôi vẫn tuân theo lời giáo huấn của Tổ tiên, cha ông của dân tộc Việt: Thật thà là cha quỷ quái. Là một tình báo đi vào lòng địch, nhưng vì kém khả năng, nên đã rơi vào tay kẻ thù, phải vào nằm trong Hỏa Lò Hà Nội từ đầu 1962. Do những hoán đổi giữa diện và điểm có kỹ thuật và gặp thời... VC đã chiếm được địa điểm chiến lược khởi đầu, là Ban Mê Thuật ngày 13/ 3/ 1975. Lòng tôi vặn vò, quằn quại trong ngục tối Hỏa Lò, với bao nhiêu tin tức hỗn tạp xuyên tạc, bóp méo của đài, báo của CS,.. tôi không thể biết rõ nguyên nhân. Rồi mãi tới đầu 1984, tôi vượt biển đến Mỹ. Ngoài những thời gian mưu sinh bắt buộc, tôi xục xạo, tìm tòi qua những chứng liệu người và tài liệu, để cỡi ra những điều tôi ấm ức ở trong tù.
     Qua Google, tôi lang thang vào những web. blog. như Cánh Thép. Bảo Vệ Cờ Vàng v.v… Trong cái rừng, núi bao la tin tức của thế giới tự do… Trải qua kinh nghiệm của nghiệp vụ, tôi đã đánh hơi thấy một chàng phi công trẻ: Vincent Vĩnh Hiếu, cũng ngổ ngáo ngang ngược và đặc biệt có những yếu tố, tôi đã nêu trên. Tôi đã lao vào những bài viết, hồi ký ngắn dài của Vĩnh Hiếu, để thẩm định cả một bối cảnh vùng cao nguyên BMT, khởi đầu dẫn dắt đến ngày 30/4/1975 thương đau của dân tộc.
    Toàn bộ những bài vở của Vĩnh Hiếu, tuy còn một số thiếu xót, nhưng đã ôm chặt bầu nhiệt huyết của một chàng trai thương yêu của mẹ Việt Nam. Do thế, nếu ai còn trăn trở khắc khoải với dân tộc, quê hương, với ngày 30/4/1975 oan khiên, xin hãy tìm đọc cuốn bút ký chiến trường “TRÊN VÒM TRỜI LỬA ĐẠN” của Vĩnh Hiếu, phi công Phi Ðoàn 215 Thần Tượng.

Xin chân thành cảm ơn qúy vị.

Đặng Chí Bình